SEO (Search Engine Optimization) và Google Ads (Google AdWords) là hai phương pháp quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, Gooads sẽ so sánh hai phương pháp này và tư vấn doanh nghiệp nên lựa chọn SEO hay Google Ads để đạt được hiệu suất tốt nhất trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Phân biệt SEO và Google Ads
I: Google Ads (Google AdWords)
Google Ads là gì?
Google Ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tạo ra và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng của Google, bao gồm trang kết quả tìm kiếm của Google, các trang web đối tác của Google, và các ứng dụng di động.
Google Ads hoạt động dựa trên mô hình trả tiền mỗi lượt nhấp vào (PPC – Pay-Per-Click) và mô hình trả tiền mỗi ấn tượng quảng cáo (CPM – Cost-Per-Mille). Điều này có nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn hoặc khi quảng cáo của bạn được hiển thị 1,000 lần (đối với CPM).
Ưu điểm của Google Ads
Hiệu quả nhanh chóng
Quảng cáo Google Ads sẽ mang lại data khách hàng và nhanh chống mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Bạn chỉ cần tạo tài khoản quảng cáo, lên chiến dịch và nạp tiền vào tài khoản. Quảng cáo của bạn xuất hiện ngay trước các khách hàng tiềm năng sau vài giờ lên chiến dịch.
Khi lên chiến dịch quảng cáo, bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu một cách chi tiết, bao gồm vị trí địa lý, đối tượng tuổi, giới tính, sở thích, từ khóa, và nhiều yếu tố khác. Điều này giúp quảng cáo của bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác hơn giúp tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Có thể theo dõi và đo lường
Google cung cấp cho bạn công cụ theo dõi và đo lường hiệu quả quảng cáo một cách chính xác và nhanh chóng. Công cụ phân tích của Google Ads sẽ cung cấp các chỉ số quan trọng như: tỷ lệ click vào quảng cáo tên lượt hiện thị (CTR), tỷ lệ chuyển đổi, và chi phí trung bình cho mỗi click (CPC).
Nhờ vào những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với quảng cáo của bạn và đo lường hiệu suất của chiến dịch. Từ các thông tin đó, ban có thể đưa ra các thay đổi để quảng cáo hiệu quả hơn.
Nhược điểm của Google Ads
Kết quả ngắn hạn
Khi bạn tham gia vào Google Ads, bạn thiết lập một ngân sách quảng cáo hàng ngày hoặc hàng tháng, và bạn phải trả tiền cho Google mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn (CPC) hoặc mỗi 1,000 lần quảng cáo hiển thị (CPM).Nhưng khi bạn ngưng nạp tiền vào tài khoản quảng cáo của mình, nền tảng Google Ads sẽ ngừng hiển thị quảng cáo của bạn.
Để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo Google Ads, bạn cần thực hiện kế hoạch tài chính cẩn thận. Khi bạn ngừng chi trả quảng cáo, Google sẽ mất thời gian để thu thập dữ liệu và tối ưu hóa lại chiến dịch khi bạn quyết định chạy lại. Điều này có thể làm tăng chi phí bước đầu chạy lên do bạn cần phải “khởi động lại” chiến dịch từ đầu
Cần tạo và quản lý quảng cáo liên tục
Việc lên một chiến dịch quảng cáo Google Ads rất nhanh và dễ tiếp cận với các công cụ và giao diện thân thiện với người dùng. Tuy nhiên, để quảng cáo được hiệu quả bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm để tăng hiệu quả quảng cáo.
Do hiện nay, quảng cáo Google Ads có tỷ lệ cạnh tranh rất cao ở hầu hết cách ngành mà lượt hiển thị quảng cáo chỉ có hạn. Để quảng cáo đạt được hiệu quả cao, bạn cần có kiến thức về tối ưu hóa chiến dịch, xây dựng trang web hấp dẫn, tạo nội dung cuốn hút, và định hướng đúng đối tượng mục tiêu. Công cụ phân tích dữ liệu giúp đo lường hiệu suất và thực hiện tối ưu hóa liên tục. Trong môi trường cạnh tranh cao của Google Ads, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp là điểm quyết định để quảng cáo đạt hiệu quả cao.
Hạn chế từ chính sách của Google
Hiện nay, Google đã thiết lập nhiều chính sách quảng cáo nhằm đảm bảo môi trường quảng cáo an toàn và chất lượng cho người dùng. Những chính sách này có thể tạo ra một số hạn chế đối với một số ngành nghề cụ thể. Hơn nữa, vì nhiều yếu tố môi trường quảng cáo ở Việt Nam bị kiểm soát chặt hơnnên nhiều tài khoản quảng cáo thường bị tắt hoặc hạn chế liên tục.
Để duy trì quảng cáo trên Google Ads, việc xây dựng uy tín cho tài khoản của bạn rất quan trọng. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy tắc và chính sách của Google, tạo nội dung chất lượng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo một cách chuyên nghiệp.
Ngoài ra, một lựa chọn khác là liên hệ với các công ty quảng cáo lớn và uy tín (agency) có kinh nghiệm trong việc quản lý tài khoản quảng cáo trên Google Ads. Các công ty này thường có mối quan hệ tốt với Google và có khả năng hỗ trợ bạn trong việc duy trì và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của bạn.
2: SEO (Search Engine Optimization)
SEO là gì?
SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là quá trình tối ưu hóa một trang web hoặc nội dung trực tuyến để nó có khả năng xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic) trên công cụ tìm kiếm của Google (hoặc các công cụ tìm kiếm khác ). Mục tiêu của SEO là tăng sự hiển thị và thứ hạng của một trang web trong kết quả tìm kiếm, từ đó tạo ra lượng truy cập tự nhiên từ người dùng có liên quan đến nội dung hoặc sản phẩm/dịch vụ mà trang web đó cung cấp.
Ưu điểm của SEO
Tăng lượng truy cập tự nhiên
Khi bạn đạt được vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm, website của bạn có thể duy trì một lưu lượng truy cập ổn định từ các công cụ tìm kiếm mà không cần chi trả cho mỗi lượt nhấp chuột như Google Ads.
Tiết kiệm chi phí
Mặc dù việc tối ưu hóa SEO có thể đòi hỏi sự đầu tư ban đầu, mà không mang lại hiệu quả ngay. Tuy nhiên sau khi bạn đạt được vị trí cao, bạn có thể duy trì lưu lượng truy cập mà không cần phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột, điều này làm giảm chi phí trong dài hạn so với quảng cáo trả tiền mỗi lần nhấp.
Tăng uy tín cho thương hiệu
Người dùng thường có xu hướng tin tưởng và có độ tin cậy cao hơn đối với các trang web xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) so với các quảng cáo trả tiền. Do vậy, tỉ lệ chuyển đổi từ các lượt truy cập từ SEO cao hơn từ quảng cáo Google Ads
Nhược điểm của SEO
Mất nhiều thời gian để có kết quả.
Một trong nhược điểm chính của SEO (Search Engine Optimization) là thời gian mất để thấy được kết quả. Từ khóa cạnh tranh càng cao thì thời gian ON TOP càng lâu. Thông thường mất từ 6 tháng – 1 năm để bắt đầu thấy hiệu quả của SEO.
II. Phân biệt SEO và Google Ads
Bảng dưới đây, Gooads tổng hợp sự khác nhau giữa SEO và Google Ads để các bạn thm khảo:
Yếu Tố | SEO | Google Ads |
---|---|---|
Thời gian có kết quả | Kết quả chậm, thường cần thời gian vài tháng từ khóa lên TOP, có lượng truy cập và chuyển đổi. | Có khả năng tạo ra lưu lượng truy cập ngay lập tức sau khi kích hoạt chiến dịch. |
Chi phí | Thường không đòi hỏi trả tiền cho mỗi lượt nhấp vào. Bạn chỉ mất thời gian và công sức để làm nội dung, SEO. | Trả tiền cho mỗi lượt nhấp vào, có thể tăng chi phí nhanh chóng. |
Tính bền vững | Từ khóa của bạn ON TOP bền vững theo thời gian. Bạn chỉ cần mất một chút công sức để duy trì. | Kết quả ngắn hạn, ngừng chiến dịch là quảng cáo không còn hiển thị. |
Đo lường | Đo lường hiệu suất phức tạp hơn và khó đo lường trong một số trường hợp. | Cung cấp công cụ phân tích để đo lường hiệu suất nhanh chóng và chính xác |
Đòi hỏi kiến thức chuyên môn | Đòi hỏi kiến thức sâu về SEO. | Dễ tiếp cận và quản lý. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu để tối ưu hiệu quả quảng cáo. |
III. Lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp
Như phân tích ở trên, SEO và Google Ads có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mục tiêu, nguồn lực của doanh nghiệp mà lựa chon phương pháp phù hợp.
Trường hợp khách hàng nên lựa chọn Chạy Google Ads
1: Doanh nghiệp mới ra mắt hoặc muốn tạo thương hiệu nhanh chóng
Doanh nghiệp mới ra mắt hoặc muốn tạo thương hiệu và tạo doanh thu nhanh chóng: Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và muốn tạo sự nhận diện nhanh chóng, Google Ads có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình trước mắt khách hàng tiềm năng ngay khi chiến dịch được kích hoạt.
2: Mục tiêu quảng cáo ngắn hạn hoặc sự kiện đặc biệt
Khi bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập và chuyển đổi trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như trong các sự kiện hoặc mùa mua sắm cao điểm, Google Ads là lựa chọn phù hợp.
Trường hợp khách hàng nên lựa chọn SEO
1: Mục tiêu dài hạn và tạo uy tín
Khi bạn muốn xây dựng uy tín cho thương hiệu và muốn được công nhận trong lĩnh vực của mình trong dài hạn, và bạn có đủ nguồn lực để duy trì thì SEO giúp bạn hiển thị sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
2: Doanh nghiệp muốn lưu lượng truy cập bền vững
SEO là chiến lược dài hạn và giúp bạn tạo ra lưu lượng truy cập ổn định và không phụ thuộc vào ngân sách quảng cáo hàng ngày.